Hết quý 3/2010, có hơn 60 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào
Campuchia với tổng vốn trên 900 triệu USD, gấp 6 lần so với trước 2009.
Việt Nam hiện đang xếp hàng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia.
Ngoài
tiềm năng phát triển du lịch, Campuchia còn là điểm đến lý tưởng cho
doanh nghiệp Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, năng
lượng điện, khai khoáng, dầu khí, giao thông vận tải.
Hơn một nửa dân số trong độ tuổi lao động
Do
hậu quả của nội chiến và những tàn tích chiến tranh, dân số Campuchia
thuộc hàng trẻ nhất Tiểu vùng sông Mê Kông với hơn 50% dưới độ tuổi 22.
Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm khoảng 62% trong năm
2008.
Số
lao động có việc làm chiếm khoảng 58% dân số, trong đó có 60% làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp, 8.53% làm việc trong ngành chế tạo, chỉ có
0.20% làm việc trong ngành khai khoáng, còn lại 32% làm việc trong lĩnh
vực khác.
Với
cơ cấu dân số trẻ, trong độ tuổi tiêu dùng và đang tăng trưởng,Mảng Du lịch Campuchia được kỳ vọng là một thị trường tiềm năng trong tương lai không
xa.
Đồng USD gần như được tự do chuyển đổi
Đồng
riel (KHR) là tiền tệ chính thức của Campuchia. Tuy nhiên, đồng USD
được sử dụng khá rộng rãi trong giao dịch và gần như tự do chuyển đổi
tại quốc gia này. Vào cuối tháng 11/2010, tỷ giá USD/KHR vào khoảng 1
USD = 4,118 KHR.
Tỷ
giá USD/KHR từ năm 1991 đến năm 1998 biến động mạnh do nền kinh tế nước
này còn nhiều bất ổn. Đồng Riel mất giá từ mức 520 KHR/USD xuống đến
3.770 KHR/USD chỉ trong vòng 8 năm.
Kể
từ năm 1998 đến nay, tỷ giá đồng Riel ít biến động khi chỉ mất giá
13,34% trong vòng 13 năm. Tốc độ mất giá này thấp hơn nhiều so với đồng
Việt Nam trong cùng thời kỳ.
Tháng
9/2010, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) có kế hoạch mua thêm 5
triệu USD đồng Riel nhằm củng cố giá trị của đồng nội tệ. Động thái này
có thể nâng tổng số Riel mà NBC mua trong năm 2010 lên đến 48 triệu USD.
Tổng giá trị Riel mà NBC mua vào trong năm 2009 đạt 54 triệu USD.
Campuchia kế hoạch xây dựng đường sắt tuyến Tp.Hồ Chí Minh - Phnom Penh
Campuchia
không phải là quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, do hậu quả của nội chiến
và xung đột kéo dài nhiều thập kỷ trước. Hiện nước này chỉ có một hệ
thống đường sắt chạy tới Kampong Cham và tới miền Tây Bắc giáp Thái Lan,
tổng chiều dài đường sắt là 603 km. Campuchia đang có kế hoạch cùng với
Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt nối Tp. Hồ Chí Minh - Phnom Penh như
một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á.
Chỉ
có khoảng gần 12% trong số 35.769 km đường bộ của Campuchia được trải
nhựa. Con đường tốt nhất nối thủ đô Phnom Penh với cảng biển Sihanouk
Ville, có rất nhiều nhà máy được đặt dọc con đường này. Tại Campuchia có
19 sân bay và khoảng 3.700 km đường thủy nội địa.
Phát hiện mỏ vàng trữ lượng trên 8 triệu tấn
Bên
cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn
tài nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là
nguồn lâm sản chính của Campuchia.
Về
các nguồn khoáng sản và quặng kim loại, trước kia người ta cho rằng trữ
lượng của Campuchia không lớn lắm. Trong những năm 1950 và 1960, các
chuyên gia Trung Quốc phát hiện trữ lượng quặng sắt khoảng 5,2 triệu tấn
ở tỉnh Christian Chun và khoảng 120.000 tấn quặng Mangan ở tỉnh Kampong
Thum. Ngoài ra, một số tỉnh phía Bắc cũng có quặng sắt, trữ lượng
khoảng 2,5 - 4,8 triệu tấn.
Đầu
năm 2010, một mỏ vàng với trữ lượng khoảng 8,1 triệu tấn quặng đã được
phát hiện ở tỉnh Mondulkiri, phía đông bắc Campuchia, gần biên giới với
Việt Nam.
Tuy
trữ lượng dầu hiện nay tại Campuchia chưa được ước tính chính xác (hoặc
chưa được công bố), nhưng một số tập đoàn lớn như Chevron (Mỹ), GS
Caltex của Hàn Quốc, Mitsui Oil Exploration Holding của Nhật Bản và
KrisEnergy (Singapore) đã tham gia khoan thăm dò dầu khí tại Campuchia.
Hiện
nay đã có 22 giếng được khoan thăm dò tại thềm lục địa Campuchia (Vịnh
Thái Lan). Trữ lượng ước tính của lô A là khoảng 500 triệu thùng, nhưng
hiện nay chỉ có khả năng khai thác khoảng 15-20% do địa tầng phức tạp.
Người Campuchia không thích uống bia chai
Các
doanh nghiệp đã tự tổ chức đại lý, mạng lưới phân phối, tự tìm mọi cách
để tiếp cận thị trường và không ít doanh nghiệp VN đến đầu tư phải
nhanh chóng rút lui vì thiếu chiến lược, thông tin.
Cầm
chai bia của một công ty Việt Nam qua chào, ông Meas Sotha - chủ tịch
Tập đoàn Meas Satya, chuyên phân phối hàng hóa - nhận xét người
Campuchia rất ít uống chai, họ thích uống dạng lon hơn. Tại Campuchia
những chai thủy tinh tròn, to (hình thức giống chai bia) thường được
dùng đựng axit nên sản phẩm bia VN này đã tạo một cảm giác không tốt cho
người mua.
Vì
vậy hiểu gu ăn uống, thói quen tiêu dùng hàng hóa của người dân
Campuchia cũng là cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận người tiêu
dùng.
Muốn
đưa hàng vào Campuchia, doanh nghiệp Việt Nam phải thông qua đại lý,
nhà phân phối bản địa. Tuy nhiên, đặc điểm của nhà phân phối Campuchia
là không muốn đầu tư dài hạn mà chỉ muốn lợi nhuận nhanh nên chi phí cho
lưu chuyển hàng hóa luôn luôn cao, thiếu ổn định.
Một
số công ty đã quyết định chuyển hướng đầu tư và phát triển: tập trung
xây, chuyển mô hình cách thức phát triển mạng lưới phân phối tại Việt
Nam sang đào tạo cho nhà phân phối Campuchia.
Một
trong những khó khăn hiện nay mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là chính
sách thuế.Thuế suất cao và rối đã cản trở doanh nghiệp nhập khẩu theo
đường chính ngạch. Ngoại trừ mặt hàng sắt, thép, vật liệu xây dựng, phần
lớn các doanh nghiệp đều chọn hình thức nhập khẩu tiểu ngạch.
Theo
thăm dò của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia
thì nhóm hàng thực phẩm và tiêu dùng của Việt Nam tại đây đang chiếm thế
“áp đảo” các mặt hàng, sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan nhờ
giá rẻ, tỷ lệ chiết khấu cao, chất lượng khá.
Radio là phương tiện truyền thông mà nhiều người Campuchia yêu thích
Để
định hướng việc quảng bá thương hiệu sản phẩm cho phù hợp các doanh
nghiệp, nhà xuất khẩu Việt Nam nên chú ý thói quen tiếp cận thông tin
của người dân Campuchia.
Radio
là phương tiện truyền thông mà nhiều người yêu thích, khoảng trên 50%
người dân thích nghe các chương trình quảng cáo trên sóng FM (FM102,
FM103).
Sự
quan tâm, hỗ trợ tận tình khách hàng cũng là yếu tố góp phần đẩy mạnh
uy tín của thương hiệu hàng Việt tại Campuchia. Mặt hàng đồ nhựa, tuy
chiết khấu thấp hơn Trung Quốc 3%, nhưng người bán lẻ Campuchia vẫn
thích chọn hàng Việt, bỏ hàng Thái, vì được nhân viên Việt Nam sang tận
nơi hỗ trợ các điểm phân phối, khi cần thiết.
Một
lý do khác giúp hàng Việt chiếm ưu thế đó là thời gian đặt, giao hàng
nhanh, thậm chí cho phép các điểm phân phối tại Campuchia trả lại nếu
bán không chạy, công tác hỗ trợ bán hàng, giao hàng văn phòng phẩm cũng
thực hiện nhanh gọn, tốt hơn so với Thái Lan, Trung Quốc.
Đa
phần người dân Campuchia biết về hàng Việt thông qua truyền miệng dưới
hình thức người bán khuyên dùng, được những người sử dụng sản phẩm thông
tin lại, hoặc biết qua trưng bày tại cửa hàng, sạp chợ.
Nhiều
mặt hàng Việt Nam chưa chú ý đến mẫu mã, địa chỉ sản xuất khiến người
tiêu dùng Campuchia lầm tưởng hàng Thái Lan hoặc hàng Trung Quốc.
Nguồn : Tour du lịch campuchia
Nhận xét
Đăng nhận xét